Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
Cafe tối: Tại sao lò Tottenham ít tài năng?
19:59 ngày 13/01/2014
Bạn đã xem hết trận U19 Việt Nam – U19 Tottenham, và chắc chắn đã nhận ra rằng các cầu thủ đến từ nước Anh có rất nhiều ưu điểm. Nhưng một câu hỏi được đặt ra: tại sao họ chẳng sản sinh ra được mấy cầu thủ trưởng thành đá Premier League?
    U19 Tottenham là đối thủ yếu thế nhất trong số 3 vị khách mà chúng ta mời đến ở giải này. Nhưng trên sân Thống Nhất chiều qua, họ vẫn thể hiện được rất nhiều phẩm chất của những cầu thủ được đào tạo bài bản, đặc biệt là trong thể lực, và phần lớn các pha xử lý, từ chuyền bóng, lấy bóng, cho đến dứt điểm đều khá gãy gọn.

    Tuy vậy, cuối cùng U19 Tottenham vẫn tỏ ra là một tập thể không quá mạnh. Hãy lý trí: đó là sản phẩm của một trong những lò đào tạo quy mô nhất nước Anh, học viện Enfield cực kỳ hiện đại và đắt tiền, hệ thống tuyển trạch của họ trải khắp thế giới (cứ nhìn tính đa dạng sắc tộc trong đội hình trên sân Thống Nhất là biết), còn các học viên của JMG Arsenal chỉ là học viện thứ cấp tại Việt Nam, hợp tác với một CLB Anh. Về quy mô, ta chưa thể so sánh.


    Vậy vấn đề của Tottenham là gì? Đó là một câu hỏi thú vị.

    Học viện của Tottenham quy mô và được đầu tư nặng tay, nhưng thực chất rất “tai tiếng”. Trong vòng 20 năm qua chỉ có 6 cầu thủ đi từ học viện của họ lên trở thành cầu thủ đá chính tại đội 1. Thành tích đào tạo của Spurs kém cả các CLB ít tên tuổi hơn tại Anh như Southampton, Leeds hay Nottingham Forest chứ chưa so với Arsenal hay M.U.

    Có một điều cần nhắc là đội bóng chúng ta đối mặt đêm qua không hẳn là U19 Tottenham, mà là đội hình của Học viện Tottenham. Các ngôi sao U19 quan trọng nhất của họ, Alex Pritchard, Shaquile Coulthirst, Cristian Ceballos,... vốn đã có giá chuyển nhượng tính bằng triệu euro, đều đã được đem cho mượn. Và đây chính là vấn đề: Tottenham không có đội hình 2.

    Các cầu thủ trẻ của họ sau khi tốt nghiệp học viện sẽ được đem cho mượn, và không được thi đấu cùng nhau. Ở Anh, có một hệ thống thi đấu dành cho các đội hình 2, nhưng Tottenham không tham gia hệ thống này. Cầu thủ trẻ của họ, sau khi đá vài giải giao hữu như tại sân Thống Nhất hôm qua, được cử đi tu tập nơi khác, hay nói một cách phũ phàng, là “tan đàn xẻ nghé”.


    Các lò đào tạo thành công nhất thế giới, như Bayern hay Barca, và hầu hết các đội Premier League, đều có đội hình 2, một đội bóng gồm các cầu thủ trẻ và dự bị, chơi ở giải hạng dưới hoặc giải cho đội hình 2 một cách thường xuyên.

    Điều này được chỉ ra là nguyên nhân chính khiến hệ thống đào tạo của Tottenham trở nên trì trệ, ngoài các lý do kinh điển kiểu Premier League như áp lực thành tích, cầu thủ nước ngoài nhiều, cơ hội ít...

    Câu chuyện của Tottenham kể lại để thấy rằng việc giữ các cầu thủ trong cùng một tập thể và được chơi bóng thường xuyên cùng nhau là đặc biệt quan trọng. Và đó là điều chúng ta cần hướng tới cho lứa cầu thủ này của chính mình.
    BANGDA7.COM • 19:59 ngày 13/01/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay