Bóng Đá Plus trên MXH

Việt Nam và Thái Lan: Rất gần mà lại rất xa

15:43 ngày 16/10/2015
Trận thua trước Thái Lan cách đây 3 ngày là lần thứ 15 trong vòng 20 năm qua, Việt Nam thất bại dưới tay đội bóng láng giềng. Hoá ra, khoảng cách giữa hai nền bóng đá tưởng chừng như rất gần về địa lý nhưng hóa ra lại cách biệt một khoảng thật xa xôi.
    Tại SEA Games 18 cách đây gần 2 thập kỷ, Việt Nam đã gây tiếng vang lớn khi vượt qua hàng loạt tên tuổi của bóng đá khu vực để tiến vào trận chung kết gặp chủ nhà Thái Lan. Tuy nhiên, sự chênh lệch rõ ràng về đẳng cấp khiến chúng ta thất thủ 4 bàn không gỡ. Thất bại ấy là hoàn toàn dễ hiểu bởi sau khi hội nhập trở lại với thể thao khu vực, bóng đá Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây mới và đặt quyết tâm sách dựng. Mặc dù vậy, chúng ta cũng đã khai phá ra nhiều nhân tố để sánh vai người Thái trong tương lai không xa. 

    Tuy nhiên đã qua 20 năm kể từ thời điểm ấy, trong khi người Thái đã có những bước tiến dài thì bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể vượt tầm khu vực. Người Thái nhanh chóng qua mặt các đội bóng tại Đông Nam Á và tiệm cận nhóm đầu của bóng đá châu Á thì Việt Nam vẫn còn dang dở với giấc mơ vàng SEA Games đau đáu suốt bấy lâu nay. 

    Tất nhiên, hai thập kỷ đã qua, bóng đá nước nhà cũng đã đạt được nhiều thành tích. Thế nhưng những chiến công ấy giống như cơn mưa rào thoáng qua trên cánh đồng khô cạn. Có nhiều thời điểm các tuyển thủ thi đấu thăng hoa nhưng nhìn chung trong cả một chặng đường dài, chúng ta mới chỉ tiến bộ hơn so với chính mình còn khoảng cách so với các nền bóng đá trong khu vực, tiêu biểu là Thái Lan thì ngày càng xa.

    ĐT Việt Nam vẫn phải phấn đấu hơn nữa thì mới có thể so bì với Thái Lan - Ảnh: Đức Cường 

    Hãy nhìn người Thái trong khoảng thời gian ấy, họ đã vô địch SEA Games đến 9 lần, 4 lần vô địch Đông Nam Á, 3 lần vào đến bán kết ASIAD. Hơn thế nữa, họ đủ sức thách thức các “ông lớn” ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran… và đương nhiên là sắm vai độc cô cầu bại ở khu vực Đông Nam Á. Còn Việt Nam chúng ta? Đã có những thời điểm chúng ta tưởng chừng đã tiệm cận với đẳng cấp của bóng đá xứ sở chùa vàng; đó là khi chúng ta vượt qua người Thái với tỷ số 3-0 tại bán kết Tiger cup 1998 hay chiến thắng với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận tại chung kết AFF Suzuki Cup 2008. Thế nhưng, có lẽ giống như Sir Alex Ferguson đã từng nói: “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. Những chiến thắng hay chí ít là những trận đấu ngang ngửa của chúng ta với người Thái đơn giản là những giây phút thăng hoa xuất thần hơn là sự tiến bộ về mặt đẳng cấp. 

    Hãy nhìn lại thất bại đêm 13/10 trong khuôn khổ vòng loại World cup 2018 khu vực châu Á. Người Thái đã chiến thắng một cách toàn diện trước chúng ta ngay tại Mỹ Đình. Chiến thắng ấy không chỉ thể hiện ở tỷ số 3-0 mà còn thể hiện rõ nét hơn ở thế trận. Thầy trò Kiatisak đã làm chủ hoàn toàn trận đấu, họ gây sức ép một cách toàn diện, kiểm soát bóng dễ dàng và triệt để tận dụng thời cơ để ghi bàn. Khi đã dẫn đến 3 bàn, người Thái đã chủ động chơi chậm lại nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn không thể xuyên phá hàng phòng ngự được tổ chức vô cùng chặt chẽ của họ. Đó là cách kiểm soát thế trận để giành chiến thắng mà người Thái đã làm được rất nhiều lần khi đối đầu chúng ta, điều ấy chỉ được diễn tả bằng hai từ “đẳng cấp”. Và đó chính là sự khác biệt giữa hai nền bóng đá Việt Nam và Thái Lan.

    Chiến thắng của Thái Lan trước Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ nhanh chóng của người Thái - Ảnh: Phan Tùng 

    Khách quan mà nói, Việt Nam chúng ta có khát khao, có quyết tâm và có cả nguồn lực để làm mới nền bóng đá nhưng có lẽ cái mà chúng ta đang thiếu chính là chiến lược cụ thể và cách vận hành chiến lược ấy. Người Thái có thể thụt lùi một vài năm như giai đoạn họ thi đấu không thành công ở SEA Games từ năm 2009 đến 2011; nhưng đó chỉ là sự thụt lùi tạm thời và khi có đủ thời gian để cải tổ, họ nhanh chóng trở lại và lợi hại hơn xưa. Đó là thành quả của cách làm bài bản, chuyên nghiệp theo một chiến lược hết sức cụ thể, rõ ràng. Nó khác xa hoàn toàn với bức tranh ảm đạm của bóng đá Việt Nam những năm qua.

    Do đó, để có thể vươn lên ngang tầm người Thái, bóng đá Việt Nam chắc chắn phải trải qua chặng đường dài cải tổ. Chỉ khi nào tìm đúng “thầy”, bốc đúng “thuốc” thì căn bệnh trầm kha ấy mới có thể được giải quyết tận gốc và chúng ta mới đủ tự tin để tuyên bố sánh ngang người Thái trong bản đồ bóng đá khu vực.
    Hải Đoàn • 15:43 ngày 16/10/2015

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    • Định Ghép 11:38 ngày 18/10/2015

      Việt Nam nên xin ra khỏi AFF và thành lập giải vô địch Đông Dương, chỉ có như thế mới có hy vọng vô địch.

    • Trịnh Uyên 19:08 ngày 16/10/2015

      Việt Nam cần làm lại nền bóng đá . Có chiến lược phát triển dài hạn , chứ không thể theo kiểu ăn xổi ở thì mãi được .

    • PHUONG 03:30 ngày 18/10/2015

      GẦN VỀ ĐỊA LÝ, XA VỀ TRÌNH ĐỘ

    • Nguyễn trung kien 20:33 ngày 21/10/2015

      Sai bét, vấn đề ở đây là quản lí và năng khiếu. Quản lí thì o bàn đến nữa, ngoài tầm và có nói đúng cũng chẳng giải quyết đc gì. Về năng khiếu thì tôi xin nói như sau. Đội tuyển phải là nơi những con người có tài năng nhất về đá bóng đúng o. Nếu ai đã từng xỏ giày đá bóng mấy năm liền thì hiểu, tất nhiên khi bắt đầu đá phải từ 14 tuổi hất lên. Vì luc đấy đá mới biết tại sao minh thắng hay thua, và lúc đấy đá mới có ý thức về chiến thuật.

    • nguyễn nguyên 09:26 ngày 24/10/2015

      Chỉ có kẻ khù khờ mới mơ như vậy hãy nhìn lại thực lực và con người đang ở đâu rồi hãy mơ không chừng vài ba năm nữa ngay cả Lào hay Cam cũng qua mặt VN nốt đúng là ech ngồi đáy g người ta tien bộ gấp 10 VN thụt lùi mà cứ nghĩ rằng tài giỏi ha ha

    • bóngđá 06:54 ngày 30/10/2015

      Bóng đá VN càng ngày càng tiến nhưng mà VỀ phía SAU người đứng đầu VFF không làm lên trò chống gì Để Người HÂM MỘ quá thật vọng , Sử lý kỷ luật còn tuyệt vời hơn kẻ thì VÔ TỘI người phải CHẾT như Quế Ngọc Hải , Sẵn sàng thui chột TÀI NĂNG Đúng ý đồ của ông Miura .

    • Nguyen trung kien 20:50 ngày 21/10/2015

      Nhưng với cách thức tuyển chọn va phát hiện tài năng như bây giờ thì o phải những con người đá bóng hay nhất có mặt ở đội tuyển. Phải có giải đá bóng ở các trường học ngay từ lớp 1, vì gần nhu mọi đứa trẻ phải đi học. Cầu thủ nào đá hay sẽ có mặt ở tuyển lớp rồi tuyển trường. Từ tuyển trưong sẽ đá giải từng khu vực và cuối cùng là giải cả nước. Tìm tài năng thì tìm ở đay ra chứ o the quảng cáo tuyển chọn rồi đợi các ông bố đưa con mình đến.

    • Nguyen trung kien 21:00 ngày 21/10/2015

      Vì các ông bố o thể xàc định đc con mình có tài năng đá bóng hơn những đứa trẻ khác. Con những nơi tuyển chọn thì họ bắt buộc phai lọc những đứa trẻ đá tốt nhất ra để đào tạo. Khi đầu vào hạn chế và o rộng khắp cả nước thì có mấy tài năng thật sự. Những con người đấy đi đá với những đội mà ở đất nước họ họ là những người đá bóng giỏi nhất ở đất nc họ thì bảo sao chẳng thua. Ai từng đá bóng nhiều thì sẽ hiểu khi một người có năng khiếu đá bóng họ khác biệt hẳn voi nhung ai o co nang khieu

    • tran long 09:45 ngày 24/10/2015

      so sánh kiểu gì vậy, thấy đất nước Venezuela gần Brazil chẳng lẽ bóng đá nước nó cũng mạnh bằng Brazil ah

    • Chuon Seiha 12:43 ngày 26/10/2015

      Bài viết rất hay ! Nhưng tại sao lại còn ''gần, xa'' ? Thể thao, thua thắng là lẽ thường, cái mà VN cần là tính Chuyên nghiệp ! Hãy để bóng đá nói riêng, thể thao nói chung, hay tuột thẳng ra là, ở mọi lĩnh vực hãy để cho những người có chuyên môn thực sự điều hành, quản trị !!!

      • Tran Nam 07:35 ngày 31/10/2015

        Ý người viết là đã có những thời điểm tưởng chừng như Việt Nam chúng ta đã tiệm cận với người Thái nhưng xét cả quá trình thì chúng ta còn cách họ ở một quãng đường rất xa.

    • Anh_Nguyen 18:13 ngày 25/10/2015

      Tại sao cứ phải lấy Thái Lan ra so sánh? Những trận đấu với Iraq tại sao không tôn vinh các cầu thủ mà lại cứ lấy trận thua ra để nói? Bóng đá không có tính chất bắc cầu. Iraq tầm cỡ châu Á mà ta còn hòa, thậm chí là suýt thắng, sao chúng ta không nói chúng ta không tiệm cận với châu Á? Có thể lối chơi mà con người VN chọn là chơi bóng dài thay vì chơi bóng ngắn, miễn sao chúng ta gặt hái những thành công là điều đáng ghi nhận. Cầu thủ VN còn rất "nghiệp dư", không biết sử dụng "cái đầu"

    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Nguyễn Hà Thanh Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay