Dấu ấn lớn nhất của thể thao Việt Nam thời kỳ ấy chính là chiếc HCV môn bóng đá. Cho đến nay, đã 54 năm trôi qua, đó vẫn là chiếc HCV duy nhất của bóng đá Việt Nam ở đại hội thể thao lớn nhất khu vực. Sau chiếc HCV ấy, đội tuyển bóng đá Việt Nam (miền Nam) còn đoạt thêm 2 HCB, 2 HCĐ ở các kỳ đại hội tiếp theo để khẳng định một thời vàng son của bóng đá Việt.
Ngoài bóng đá, trong những kỳ đại hội đầu tiên còn có nhiều thành tích mà đến giờ vẫn là khát khao của lớp hậu bối. Chẳng nói đâu xa, bóng chuyền – một trong những môn được xem là hấp dẫn nhất của thể thao Việt Nam sau bóng đá, nhưng sau chiếc HCV của đội nam đoạt được từ SEA Games lần 4-1967, đến nay, việc lên ngôi đầu khu vực vẫn là một giấc mơ khá xa vời với các chàng trai của bóng chuyền Việt Nam. Bên cạnh đó, rất nhiều ngôi vô địch của môn quần vợt (nội dung đơn và đôi nam), bơi lội (nội dung bơi tiếp sức 4x100m nam)… đến tận bây giờ lớp con cháu vẫn chưa thể tái lập lại những thành tích mà các tiền nhân để lại.
Tuy nhiên, trong 7 kỳ SEA Games đầu tiên, đội tuyển điền kinh của Việt Nam chỉ đoạt được duy nhất 1 HCĐ ở đại hội đầu tiên năm 1959 do công của tuyển thủ Nguyễn Văn Lý ở nội dung chạy 10 km.
Có chi tiết rất đáng lưu tâm là, thể thao Việt Nam thời điểm ấy không tham dự nhiều môn và hầu hết số huy chương giành được tại các kỳ đại hội đều thuộc về các môn trong hệ thống thể thao Olympic như bóng đá, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, xe đạp, quần vợt, judo, bắn súng, quyền Anh...
Ngoài ra, thời điểm ấy SEAP Games cũng chưa phát triển nhiều môn thể thao “lạ” như bây giờ và vẫn tuân thủ nghiêm túc những tiêu chí phát triển vững mạnh thể thao Đông Nam Á nhằm vươn tầm ra châu lục lẫn thế giới.
Có một sự so sánh khá thú vị, ở đại hội lần 1-1959 tại Bangkok (Thái Lan), đoàn thể thao miền Nam Việt Nam tham dự với khoảng 100 tuyển thủ và di chuyển bằng 3 chiếc xe đò, mất 35 tiếng đồng hồ từ Sài Gòn mới đến được Bangkok. Thế nhưng, 54 năm sau, tại SEA Games 27-2013, đoàn thể thao Việt Nam tham dự với 750 thành viên, trong đó có 519 tuyển thủ và bay sang Myanmar bằng 3 chuyên cơ. Đấy rõ ràng là những thay đổi rất lớn về tầm vóc của TTVN.
Kỳ đại hội đầu tiên khai mạc ngày 12/12/1959, có 6 đoàn tham dự với tổng cộng 800 thành viên; nay SEA Games 27 sẽ khai mạc ngày 11/12/2013 với 11 đoàn và số thành viên tham dự khoảng gần 8.000 người. Những con số đó đã nói lên nhiều điều về sự phát triển của đại hội thể thao lớn nhất khu vực.
Đã nhiều kỳ đại hội trôi qua, nhưng thành tích mà các bậc tiền nhân đã đoạt được ở 7 kỳ đại hội đầu tiên luôn đáng được lớp hậu bối của thể thao Việt Nam trân trọng và học hỏi.
Thành tích của Thể thao Việt Nam qua 7 kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á đầu tiên
Lần 1-1959, đứng thứ 5/6 trong BXH với 5 HCV, 5 HCB, 5 HCĐ.
Lần 2-1961, đứng thứ 4/7 trong BXH với 6 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ.
Lần 3-1965, đứng thứ 6/7 trong BXH với 5 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ.
Lần 4-1967, đứng thứ 5/6 trong BXH với 6 HCV, 10 HCB, 17 HCĐ.
Lần 5-1969, đứng thứ 5/6 trong BHX với 9 HCV, 5 HCB, 8 HCĐ.
Lần 6-1971, đứng thứ 6/7 trong BXH với 3 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ.
Lần 7-1973, đứng thứ 6/7 trong BXH với 2 HCV, 13 HCB, 9 HCĐ.
Lịch sử SEA Games: Dấu ấn của những kỳ đại hội đầu tiên
Trước khi đất nước thống nhất vào năm 1975, thể thao miền Nam Việt Nam đã tham dự 7 kỳ SEA Games (thời điểm đó còn gọi là SEAP Games) từ lần 1 năm 1959 đến lần 7 năm 1973 và đã ghi được những dấu ấn rất đặc biệt.
Tuấn Thành • 10:26 ngày 26/11/2013
Lưu ý: Khi đăng ký nhận tin tức qua email, đồng nghĩa với việc bạn đã đọc kỹ và điều khoản Tạp chí Bóng đá đã đưa ra.
chấp thuận các
Tổng kết SEA Games 32: 196 tuyển thủ được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
10:00 ngày 07/07/2023
Giành thành tích xuất sắc tại SEA Games 32, bóng bàn Việt Nam được thưởng 600 triệu đồng
08:55 ngày 25/05/2023
Tuyển thủ Lê Khánh Hưng nhận thưởng lớn sau HCV SEA Games lịch sử của môn golf
06:26 ngày 22/05/2023
Gia cảnh nghèo khó, nhà vô địch môn lặn Cao Thị Duyên được tặng 100 triệu đồng
13:35 ngày 21/05/2023