1. Anh 1974
Những năm 1970 là thời kỳ đen tối của ĐT Anh, khi họ không vượt qua được vòng loại giải đấu lớn nào trong giai đoạn 1970-1980. Thất vọng lớn nhất là khi họ bỏ lỡ World Cup 1974 ở Tây Đức. Cần một chiến thắng trước Ba Lan trong trận vòng loại cuối cùng ở London, nhưng Anh chỉ kiếm được trận hòa 1-1 khi thủ thành Jan Tomaszewki (bị HLV Brian Clough gọi là “gã hề”), có màn trình diễn phi thường loại đội bóng của Sir Alf Ramsey.
2. Hà Lan 1986
Sau một thời kỳ thất vọng hậu World Cup 1978, khi họ là á quân, Hà Lan có một thế hệ trẻ mới đầy hứa hẹn vào giữa những năm 1980 với các danh thủ Marco van Basten, Frank Rijkaard, Ruud Gullit và Rob de Wit. Tuy nhiên, đội bóng màu Da Cam để thua trận play-off vòng loại World Cup dưới tay láng giềng Bỉ vì bàn thắng trên sân khách sau một pha ghi bàn muộn của Georges Grun.
3. Liên Xô 1978
Dù có trong đội hình đội ngũ trụ cột là một Dynamo Kiev của thời hoàng kim đã vô địch Cúp C2 năm 1975, với huyền thoại Oleg Blokhin, Liên Xô về nhì ở bảng 9 vòng loại sau Hungary, với thất bại 0-1 đầy bất ngờ dưới tay Hy Lạp ở Thessaloniki.
4. Italia 1958
ĐT Italia khi đó dựa vào một thế hệ vàng của Juventus với cánh chim đầu đàn là Giampiero Boniperti, nhưng những năm 1950 là thời kỳ đen tối của bóng đá Italia, khi họ gặp phải thảm họa rơi máy bay 1949 làm biến mất đội hình “Grande Torino”. Bất chấp điều đó, Azzurri vẫn được chờ đợi sẽ vượt qua vòng loại và có mặt tại World Cup Thụy Điển 1958, nhưng một thất bại gây sốc trong ngày cuối cùng của mùa giải ở Belfast dưới tay Bắc Ireland khiến họ phải nhường chỗ cho chính đối thủ này. Mãi tới năm 1960, hơn 2 năm rưỡi sau đó, Italia mới lại chiến thắng trong một trận đấu chính thức.
5. Bồ Đào Nha 1998
Với thế hệ vàng của Luis Figo, Rui Costa và Joao Pinto, BĐN có cơ hội lớn nhất kể từ thời của Eusebio và Mario Coluna năm 1966 ghi dấu ấn ở một kỳ World Cup, nhưng giống như những năm 1990 và 1994, Seleccao không vượt qua được vòng loại. BĐN xếp thứ 3 ở bảng đấu loại sau Đức và Ukraine. Số phận của họ được định đoạt sau trận hòa gây nhiều tranh cãi ở Berlin mà Rui Costa bị đuổi khỏi sân.
6. Anh 1994
HLV ĐT Anh Graham Taylor vẫn giữ được việc sau kỳ Euro 1992 thảm họa, nhưng ông không còn may mắn như thế sau khi Tam sư thất bại trong việc giành vé tới Mỹ năm 1994. Anh thua các trận sân khách ở bảng đấu loại dưới tay Na Uy và Hà Lan, họ còn thậm chí để thủng lưới chỉ sau 7 giây trước San Marino.
7. Nam Tư 1994
Nam Tư không tham gia vòng loại World Cup 1994. Họ bị treo giò sau khi nổ ra cuộc chiến chia rẽ liên bang này thành Bosnia & Herzegovina, Croatia, Slovenia, Macedonia, rồi sau này là Serbia và Montenegro. Vào thời trước khi chia cắt, Nam Tư có lẽ là một trong những đội mạnh nhất thế giới, với hàng loạt tên tuổi vang danh như Dragan Stojkovic, Zvonimir Boban, Dejan Savicevic, Davor Suker, Darko Pancev, Sinisa Mihajlovic, Robert Prosinecki và Srecko Katanec.
8. Hà Lan 2002
Dù sở hữu hàng loạt danh thủ đẳng cấp thế giới, như Edgar Davids, Clarence Seedorf, Ruud van Nistelrooy, Marc Overmars và Jaap Stam, đội bóng của HLV Louis van Gaal chỉ về thứ 3 ở bảng đấu loại, sau BĐN và Ireland. Họ bất ngờ thua cuộc 0-1 trong trận đấu quyết định tại Dublin.
9. Scotland 1970
Vào cuối những năm 1960 và 1970, bóng đá Scotland được tôn trọng trên khắp châu Âu. Celtic giành Cúp C1 năm 1967 và Rangers giành Cúp C2 5 năm sau đó. ĐT Scotland dựa trên 2 đội bóng lớn đó của Glasgow, với những ngôi sao Jimmy Johnstone và John Greig, cũng như những người đang chơi bóng ở Anh Denis Law và Billy Bremner, nhưng họ về sau đối thủ cực mạnh Tây Đức ở bảng đấu loại World Cup 1970 sau thất bại kinh điền 2-3 ở Hamburg.
10. Pháp 1994
ĐT Pháp , 4 năm sau đó sẽ giành chức vô địch World Cup trên sân nhà, đang băng băng giành vé tới Mỹ với 13/16 điểm tối đa ở bảng 6 khu vực châu Âu. Les Bleus có những ngôi sao như Jean-Pierre Papin, David Ginola, Eric Cantona, Didier Deschamps và Marcel Desailly, chỉ cần 1 điểm trong 2 trận còn lại trên sân nhà trước Israel và Bulgaria, nhưng đã không làm nổi, với các bàn thua vào phút bù giờ trong cả 2 trận.